Oxi hóa là gì? Làm thế nào để chống oxi hóa?

Chúng ta thường nghe đến cụm từ oxy hóa và hiện tượng oxy hóa. Tuy nhiên oxi hóa là gì? Chất oxi hóa là gì? Hiện tượng oxi hóa trông như thế nào? và quá trình oxi hóa diễn ra làm sao không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Oxi hóa là gì
Oxi hóa là gì? Chất chống oxi hóa được tìm thấy ở đâu
Oxi hóa là gì?
Hãy tưởng tượng quả táo chúng ta cắn dở để lâu ngày trong không khí hay bỏ tủ lạnh sau một thời gian sẽ ngả vàng và hơi khô. Hoặc sữa tươi sau khi mở hộp và sử dụng không hết để lâu ngày sẽ bị lên men có mùi chua và không dùng được nữa. Hay cây đinh để lâu ngày ngoài trời, ngâm trong nước sẽ bị gỉ sắt chuyển vàng. Đây chính là kết quả của oxi hóa.

oxi hoa la gi
Oxi hóa là gì
Oxi hóa là phản ứng hóa học xảy ra khi oxi tiếp xúc và tác dụng với một chất nào đó ( có thể là kim loại hoặc phi kim loại ) gây ra tình trạng biến đổi về hình dạng, màu sắc hay bản chất. Ở đâu có oxy ở đó chắc chắn xảy ra quá trình oxy hóa.

Quá trình oxi hóa là gì? Phản ứng oxi hóa là gì?
Quá trình oxy hóa là sự mất điện tử trong một phản ứng của một phân tử, nguyên tử hoặc ion. Quá trình oxi hóa xảy ra khi trạng thái oxi hóa của phân tử, nguyên tử hoặc ion được tăng lên. Quá trình ngược lại sẽ được gọi là quá trình khử, xảy ra khi có sự tăng thêm electron hoặc sự giảm trạng thái oxi hóa của nguyên tử, phân tử hoặc lượng ion.

Thí nghiệm về quá trình oxi hóa
Thí nghiệm về quá trình oxi hóa
Phản ứng Oxi hóa khử
Phản ứng oxi hóa khử là một phản ứng hóa học, mà ở đó có sự chuyển electron giữa các chất tham gia vào phản ứng. Nếu hiểu một cách đơn giản thì đây là phản ứng khiến cho một số nguyên tố thay đổi số oxi hóa. Phản ứng oxi hóa khử sẽ bao gồm hai phần chính, một nửa bị khử và một nửa là bị oxi hóa, luôn xảy ra cùng nhau. Nửa bị khử nhận electron và số oxi hóa mất đi, trong khi nửa bị oxi hóa mất electron và số oxi hóa tăng.

Không có sự thay đổi thực về số lượng electron trong phản ứng oxi hóa khử. Những chất được tạo ra trong một nửa phản ứng oxi hóa được lấy bởi một chất khác trong một nửa phản ứng khử.

Ví dụ về hiện tượng oxi hóa
Một ví dụ dễ hình dung nhất về hiện tượng oxi hóa là khi sắt để trong không khí với oxi tạo thành oxit sắt hoặc rỉ sét. Sắt đã bị oxi hóa thành rỉ sét. Phản ứng quá trình là:

2 Fe + O 2 → Fe 2 O 3. Kim loại sắt (Fe) trong quá trình oxy hóa đã tạo thành oxit sắt hay còn gọi là rỉ sét.

Một ví dụ khác về phản ứng giữa khí hydro và flo tạo thành axit flohidric:

H2 + F2 → 2 HF

Trong phản ứng này, hydro bị oxi hóa và flo bị khử. Phản ứng này có thể được hiểu rõ hơn nếu nó được viết dưới dạng của hai nửa phản ứng.

H2 → 2 H + + 2 e-

F2 + 2 e- → 2 F-

( Lưu ý rằng không có oxy ở bất cứ đâu trong phản ứng này )

Chất oxi hóa là gì?
Chất oxi hóa là hợp chất hoặc nguyên tố có trong phản ứng oxi hóa khử nhận electron có nguồn gốc từ một loại khác. Chất oxy hóa dễ dàng chuyển các nguyên tử oxi hoặc một chất khác để thu được một điện tử. Nếu một tác nhân trong phản ứng giải phóng oxi hoặc thu được electron hoặc hydro, nó được coi là chất oxi hóa. Chất oxi hóa bị khử khi nó nhận electron.

Mặc dù chất oxy hóa thường gây hại như ăn mòn kim loại, làm hỏng đồ ăn, lão hóa cơ thể….. Tuy nhiên có một số chất oxy hóa rất hữu ích như chất khử trùng hydrogen peroxide và chất tẩy trắng.

Chat Oxi hoa hydrogen
Chất Oxi hóa hydrogen peroxide
Chất oxi hóa là một chất không dễ cháy, nhưng có thể giải phóng oxy và góp phần đốt cháy một số vật liệu nhất định. Do đó, chất oxi hóa được phân làm 2 loại. Loại đầu tiên là các chất oxi hóa có thể tạo ra oxy, tăng cơ hội cho quá trình cháy. Loại thứ hai là các chất oxi hóa dễ dàng bốc cháy khi có chất xúc tác từ bên ngoài.

Vậy có chất chống oxi hóa hay không? Chất chống oxi hóa là gì? Hãy cùng Ocany tìm hiểu tiếp nhé!

Chất chống oxi hóa là gì?
Chất chống oxi hóa là một loại hợp chất có khả năng làm chậm hay làm ngăn chặn quá trình oxi hóa diễn ra. Quá trình oxy hóa là phản ứng hóa học, thường sẽ sinh ra các gốc tự do. Đây là nguyên nhân chính gây hỏng các tế bào, dẫn đến stress oxy hóa cũng như một số bệnh mãn tính khác. Trong khi đó, chất chống oxy hóa có thể khử các gốc tự do để ngăn chặn quá trình oxy hóa xảy ra.

Chất chống oxy hóa
Vitamin C là một chất chống Oxi hóa
Chất chống oxi hóa có một số đặc điểm nổi bật như sau:

Có thể hòa tan được trong nước hoặc trong chất béo. Nếu hòa tan trong nước, chất chống oxi hóa sẽ phản ứng với chất oxi hóa trong bào tương và huyết tương. Nếu được hòa tan trong chất béo (lipid), chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ được màng tế bào. Tránh khỏi quá trình peroxy hóa lipid.
Hoạt động như chất khử khi gặp phải một số kim loại như sắt hoặc đồng, làm gia tăng stress oxy hóa
Trong cơ thể, các gốc tự do sẽ liên tục được tạo ra. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến một số bệnh nguy hiểm đối với cơ thể và đẩy mạnh quá trình lão hóa. Nếu trong cơ thể không có chất chống oxy hóa, các gốc tự do sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng rất nhanh. Khi các gốc tự do nhiều hơn chất chống oxy hóa, nó có thể dẫn cơ thể đến trạng thái được gọi là stress oxi hóa. Stress oxi hóa kéo dài làm hỏng DNA và các phân tử quan trọng khác trong cơ thể bạn.

Đôi khi nó thậm chí dẫn đến chết tế bào, cuối cùng dẫn tới tử vong. Do đó, cơ thể bạn cần phải duy trì một sự cân bằng nhất định giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa.

Bổ sung đầy đủ chất chống oxy hóa là một việc rất quan trọng. Trên thực tế, sự sống của cơ thể luôn phụ thuộc vào việc hấp thụ một số chất chống oxy hóa – cụ thể là vitamin C và vitamin E.

Vậy cần bổ sung chất chống oxi hóa cho cơ thể như thế nào? Và chất chống oxy hóa thường được tìm thấy ở đâu?

Chất chống oxi hóa được tìm thấy ở đâu?
Chất chống oxi hóa có đến hàng trăm loại với vai trò khác nhau. Chúng có thể tương tác với nhau để mang lại hiệu quả cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn có thể cung cấp chất chống oxi hóa cho cơ thể qua hai nguồn phổ biến sau: trong thực phẩm ăn uống hằng ngày và trong nước uống ion kiềm

Trong thực phẩm hằng ngày
Mỗi một thực thể dù là sinh vật hay động vật, cũng như tất cả các dạng sống khác đều có khả năng bảo vệ và chống lại các gốc tự do do tác hại của quá trình oxy hóa. Do đó, chất chống oxi hóa được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc động vật.

Thực phẩm hằng ngày
Thực phẩm hằng ngày
Socola được hình thành từ bột ca cao và bơ ca cao, kèm với tỷ lệ đường và sữa thích hợp để tạo nên vị ngọt béo vừa phải. Vì thế, hàm lượng chất chống oxy hóa trong socola rất đa dạng, gồm có một số chất đặc trưng như flavonoids, polyphenol và catechin.
Quả mọng, trà xanh, cà phê nổi tiếng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Theo một số nghiên cứu thì cafe là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống của người phương Tây. Những điều này một phần là do người phương Tây bình thường không ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa đó.
Các thực phẩm thông dụng như thịt và cá cũng chứa chất chống oxy hóa, nhưng ở mức độ thấp hơn trái cây và rau quả.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa có thể làm tăng thời hạn sử dụng của cả thực phẩm tự nhiên và thực phẩm đã qua chế biến. Do đó, chúng thường được sử dụng làm phụ gia thực phẩm.

Trong nước uống ion kiềm
Nước ion kiềm rất tốt cho cơ thể bởi trong nước ion kiềm giàu hydrogen. Hydrogen có trong nước uống ion kiềm là một chất chống lại sự lão hóa hoàn hảo. Khi uống nước, nó sẽ cung cấp một nguồn chất có khả năng chống oxy hóa tự nhiên, giúp nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể người. Hydrogen sẽ giúp trung hòa các gốc tự do (oxy hoạt tính trong cơ thể).

Nước ion kiềm Ocany
Uống nước Ion kiềm giúp chống lại quá trình Oxi hóa
Sử dụng nước ion kiềm hằng ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đề cao hệ miễn dịch nhờ đó giúp cơ thể phòng tránh được hơn các loại bệnh do gốc tự do gây ra.

Một điểm nổi bật khác khi nói đến nước ion kiềm chính là khả bổ sung khoáng cần thiết. Nước sau khi qua màn lọc RO sẽ được loại bỏ toàn bộ tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn có hại. Nhưng sẽ vẫn giữ được lượng khoáng chất tự nhiên cần thiết nhờ công nghệ hoàn lưu khoáng. Việc sử dụng thường xuyên nước ion kiềm sẽ giúp bổ sung canxi, Kali,.. ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

80% thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày đều mang tính axit. Quá trình tích tụ lâu dài này kéo dài sẽ khiến cơ thể chúng ta gặp phải những căn bệnh như dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược, gout, rối loạn tiêu hóa và một số bệnh liên quan đến dư thừa Cholesterol.

Vì thế việc sử dụng nước ion kiềm để trung hòa axit là điều hết sức cần thiết. Nhờ đặc tính giàu kiềm với pH từ 8.5 đến 11.5, nước điện giải có khả năng giúp cơ thể dễ dàng trung hòa axit, cân bằng độ pH trong cở thể. Từ đó hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các căn bệnh liên quan đến đường ruột, dạ dày và tiêu hóa.

Lời kết
Mặc dù có một số chất oxi hóa có lợi nhưng hầu hết tất cả các chất oxi hóa đều có hại đặc biệt đối với cơ thể con người. Vì vậy cần hiểu rõ oxy hóa là gì, chất oxi hóa là gì và chất chống oxy hóa có lợi hay có hại như thế nào để tìm kiếm nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa phù hợp với cơ thể để cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai và tràn đầy năng lượng tích cực. Hy vọng thông tin trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *