12 thực phẩm giúp trung hòa axit dạ dày cực hiệu quả

Cơ thể con người có độ pH trong khoảng 7.3-7.4, thiên về tính kiềm và chúng ta nên duy trì trong nồng độ pH trong khoảng này để giữ cơ thể được khỏe mạnh. Tuy nhiên đa phần theo lối sống, chế độ ăn uống ngày nay thường khiến cơ thể chúng ta thừa axit dạ dày, gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Điều bạn cần làm ngay bây giờ là trung hòa lượng axit dư thừa này để cải thiện sức khỏe đường ruột. Qua bài viết này, Ocany sẽ cung cấp thông tin cho bạn về tình trạng thừa axit dạ dày và làm thế nào để trung hòa axit dạ dày ngay tại nhà. Theo dõi ngay dưới đây nhé!

trung hòa axit dạ dày

Cách trung hòa axit dạ dày đơn giản hiệu quả ngay tại nhà

Tầm quan trọng của axit dạ dày

Các hoạt động tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn tại đường ruột cần có “sự góp mặt” của axit dạ dày. Khi ăn, một lượng dịch tiết trong dạ dày sẽ được tiết ra phối hợp với quá trình co bóp của cơ dạ dày để nghiền nhỏ, chuyển đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn.

HCl là thành phần chính để cấu tạo nên axit dạ dày. Nồng độ HCl dạ dày của người khỏe mạnh sẽ nằm trong khoảng 0.0001-0.001 mol/l, pH~3-4. 

Axit dạ dày nắm vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa như:

  • Làm rỗng dạ dày, kích thích tiêu hóa
  • Sản xuất enzyme tiêu hóa, kích thích ruột non
  • Tiêu diệt vi khuẩn có hại ngoài dạ dày
  • Ảnh hưởng đến vấn đề đóng – mở van tâm vị, môn vị

Chúng ta cần trung hòa axit dạ dày để ổn định môi trường tiêu hóa. Nếu nồng độ này tăng lên hay dưới mức cân bằng cũng sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu tới đường ruột và sức khỏe.

>>>Xem thêm:

Trung hòa axit dạ dày có thực sự cần thiết

Trung hòa axit trong dạ dày là vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm và nhắc đến. Tại sao chủ đề này lại hot đến vậy? 

Mỗi khi ta ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị có chứa HCl để tiêu hóa thức ăn. Chúng có khả năng hòa tan các muối khó tan, làm chất xúc tác cho phản ứng glucid (đường, tinh bột) và protein thành các những chất có cấu tạo đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thu được.

Tại sao cần trung hòa axit dạ dày? Nếu đối với cơ thể bình thường, bao tử sẽ tiết ra một lượng axit vừa đủ để tiêu hóa thức ăn. Nhưng đôi khi sự căng thẳng, thành phần của thức ăn có tính axit hay ô nhiễm môi trường sẽ làm nồng độ axit trong dạ dày tăng lên.

 Dạ dày sẽ tiết ra dịch vị có chứa HCl để tiêu hóa thức ăn

Dạ dày sẽ tiết ra dịch vị có chứa HCl để tiêu hóa thức ăn

Môi trường kiềm nhẹ là lý tưởng nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Nếu môi trường này dần bị axit hóa thì các tế bào sẽ dần yếu, chết đi hoặc đôi khi bị chuyển đổi thành tế bào ác tính, dẫn tới các bệnh mãn tính nguy hiểm, thậm chí là ung thư. Do đó, việc trung hòa axit dạ dày là cần thiết.

>>>Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa axit dạ dày 

Ngoài việc tìm cách trung hòa axit dạ dày, bạn cần xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Khi tìm được nguyên nhân chính xác, việc khắc phục và phòng ngừa tái phát sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Có một số nguyên nhân phổ biến được ghi nhận như:

Ăn uống không lành mạnh 

Xét về tính chất, thực phẩm được chia thành 2 nhóm, bao gồm: thực phẩm mang tính axit và thực mang tính kiềm. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit (thịt đỏ, đồ nướng, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, dầu mỡ, rượu bia,…) sẽ khiến lượng axit trong dạ dày tăng cao quá mức cho phép. 

Không chỉ thế, các chất kích thích đã được chứng minh là có thể làm rối loạn ống tiêu hóa, khiến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và đại tràng không thể hoạt động như bình thường. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như bị tiêu chảy, đau bụng, kích thích đi ngoài nhiều, hoặc gây bệnh đau dạ dày và viêm đại tràng. 

Ăn uống không lành mạnh khiến cho axit dạ dày tăng cao

Ăn uống không lành mạnh khiến cho axit dạ dày tăng cao

Một số sai lầm trong thói quen ăn uống cũng khiến lượng axit dạ dày tăng cao. Chẳng hạn như:

  • Ăn không đúng giờ, bỏ bữa nhất là bữa sáng 
  • Thường uống nước khi đang ăn hoặc sau khi ăn 
  • Sử dụng thực phẩm bẩn, uống nước không đảm bảo chất lượng 

Ô nhiễm từ môi trường, tia UV 

Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang có xu hướng tăng. Nhất là tại các thành phố lớn đông đúc dân cư như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương,… Mỗi ngày chúng ta phải tiếp xúc với nguồn ô nhiễm từ khói bụi, khí thải, mùi hóa chất, nước thải, tia UV từ mặt trời,… Lâu dần tích tụ một lượng lớn độc tố, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bao gồm cả dạ dày và hệ tiêu hóa. 

Stress

Cơ thể và tâm trí luôn kết nối với nhau. Do đó khi bạn căng thẳng, stress thì cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Khoa học đã chứng minh rằng, trạng thái căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tiết dịch axit HCl trong dạ dày nhiều hơn, điều này khiến cho niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn đến tình trạng đau dạ dày. 

Triệu chứng khi cơ thể thừa axit

Một số triệu chứng thường gặp khi cơ thể dư thừa axit lâu ngày, phải kể đến như: Bị nóng, đau rát vùng thượng vị; Bụng thường xuyên bị đầy hơi, ợ chua; Thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón, nước tiểu có màu sẫm; Da nổi mụn hoặc khô; Cơ thể cảm thấy nhức mỏi; khó tập trung, buồn nôn.

Bụng thường xuyên bị đầy hơi, ợ chua khó chịu 

Bụng thường xuyên bị đầy hơi, ợ chua khó chịu

Thừa axit dạ dày có nguy hiểm không?

Tại sao ngày càng có nhiều người quan tâm đến chủ đề trung hòa axit dạ dày. Đó là bởi vì trạng thái thừa axit dạ dày kéo dài vô cùng nguy hiểm. Khi axit tiết ra quá nhiều hơn so với lượng dạ dày cần để tiêu hóa, nó sẽ bào mòn, phá hủy thành dạ dày. Để lâu hơn thì các tổn thương như viêm, loét sẽ gây ra các bệnh lý như:

  • Trào ngược axit dạ dày
  • Viêm loét dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày
  • Thủng dạ dày
  • Ung thư dạ dày

Bên cạnh việc tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày, cơ thể còn mất đi khả năng đề kháng, dễ gặp phải một số bệnh như gút, loãng xương, sỏi thận, béo phì, bệnh về gan, mật và thậm chí là ung thư.

Làm sao để ngăn ngừa, điều trị chứng thừa axit dạ dày

Để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh khỏi nhiều bệnh tật thì bạn cần quan tâm đến vấn đề trung hòa axit dạ dày. Khi phòng tránh từ trước thì nếu có bị thừa axit dạ dày thì quá trình điều trị cũng sẽ đơn giản hơn. Dưới đây là 4 việc bạn cần làm để ngăn ngừa cũng như điều trị từ sớm bệnh thừa axit dạ dày nhé!

Dùng thuốc tây

Các loại thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, giảm các tổn thương do axit tác động lên niêm mạc dạ dày đang được sử dụng rộng rãi. Một số loại thuốc phổ biến mà bạn có thể tham khảo là ranitidin, omeprazol, cimetidin, lansoprazol. Còn nếu bạn muốn uống thuốc để trung hòa lượng axit dư thừa, làm tăng độ pH thì có thể thử như alusi, maalox, gastropulgite.

thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày

Các loại thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày được dùng phổ biến

Khi dùng thuốc, hoạt chất trong thuốc sẽ chuyển hóa tại đường ruột và đi vào máu. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra mà bạn cần chú ý như dị ứng, đau đầu, buồn nôn. 

Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc giảm axit dạ dày, cần dùng thuốc đúng liều đã kê theo chỉ định của bác sĩ chuyên gia để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

>>>Xem thêm:

Chế độ sinh hoạt khoa học

Thói quen sinh hoạt không điều độ sẽ dẫn tới cơ thể, hệ miễn dịch yếu đi, từ đó tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý. Đừng quá mải làm việc, kiếm tiền mà quên đi chăm sóc bản thân. Hãy tìm hiểu về trung hòa axit dạ dày, ghi nhớ và lên kế hoạch, kiên trì tạo những thói quen này từng chút một thì chỉ sau vài tháng, bạn sẽ thấy được sự chuyển biến đáng kể của cơ thể.

Các thói quen lành mạnh, khoa học:

  • Ăn đúng giờ, nên ăn trước khi đi ngủ vào ban đêm từ 3-4 tiếng.
  • Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ vì điều này sẽ tạo ra áp lực, khiến da dày của chúng ta phải hoạt động, làm việc nhiều hơn.
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn ba bữa hay hai bữa lớn, cần ăn với lượng vừa đủ, không quá ít cũng không quá nhiều.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ.
  • Hạn chế những loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu đồ uống có gas.
  • Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ tránh.
  • Tạo thói quen uống 1 ly nước lọc mỗi sáng. Điều này sẽ giúp làm sạch đường ruột, đào thải các tạp chất có hại khỏi cơ thể.

Nước ion kiềm

Uống gì để trung hòa axit trong dạ dày là câu hỏi được khá nhiều gia đình quan tâm. Nước uống hằng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, vì hơn 70% con người là nước.

Nước ion kiềm Ocany

Nước ion kiềm Ocany

Hôm nay bài viết xin được giới thiệu đến bạn nước ion kiềm – phương pháp trung hòa axit dạ dày được nhiều chuyên gia khuyên dùng, “khắc tinh” của vấn đề thừa axit trong dạ dày. 

Loại nước này giàu tính kiềm tự nhiên tương tự như rau xanh, độ pH vào khoảng 9.5-9.5. Khi đi vào cơ thể, các hoạt chất có trong nước sẽ trung hòa axit trong dạ dày do các loại thực phẩm chứa nhiều axit hoặc khi cơ thể bị stress sản sinh ra quá nhiều. Từ đó, nước ion kiềm có khả năng tăng tính kiềm trong nước bọt, trung hòa được phần nào đó axit từ dịch vị trào ngược lên.

Bác sĩ bệnh viện quốc gia Okura đã kết hợp với đại học Shiga tại Nhật nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra những kết luận về lợi ích của nước ion kiềm. Các bệnh lý về dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể, dạ dày cũng được khỏe mạnh hơn so với chỉ uống nước lọc thông thường.

Ngoài ra, các phân tử có cấu trúc siêu nhỏ của nước điện giải ion kiềm sẽ thẩm thấu vào sâu từng tế bào, đào thải những axit dư thừa bám ở thành ruột và làm sạch hệ tiêu hóa. Các phân tử Hydro trong nước ion kiềm còn hỗ trợ trung hòa axit dạ dày, giảm tình trạng đầy hơi và trào ngược dạ dày. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *